Tìm Hiểu Các Vị Trí Trên Sân Bóng Chuyền Cơ Bản Nhất

các vị trí trên sân bóng chuyền

Biết được các vị trí trên sân bóng chuyền giúp bạn có thể thi đấu hiệu quả hơn, phát huy tốt kỹ năng của mình. Trong đó, vị trí đối chuyền được đánh giá là cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trong sơ đồ chiến thuật của HLV. Cùng trung tâm thể thao tuổi trẻ tìm hiểu thông tin chi tiết qua nội dung sau đây, giúp bạn phát huy tốt kỹ năng của mình và tránh những lỗi không đáng có!

Các vị trí trên sân bóng chuyền có bao nhiêu người?

Đối với bộ môn thi đấu bóng chuyền da, một đội hình ra sân tiêu chuẩn sẽ bao gồm 12 cầu thủ. Trong đó số lượng này đã tính cả cầu thủ thi đấu lẫn cầu thủ dự bị. Cụ thể, các cầu thủ trên sân bóng chuyền thi đấu sẽ bao gồm 6 người: 1 chủ công, 1 đối chuyền, 2 phụ công, 1 chuyền 2 và 1 Libero.

Vị trí của các cầu thủ được sắp xếp trên sân sẽ có sự thay đổi linh hoạt tùy theo chiến thuật thi đấu của huấn luyện viên. Nhưng huấn luyện viên sẽ phải đảm bảo các vị trí trên sân bóng chuyền phải di chuyển vòng tròn theo chiều kim đồng hồ:

  • Vị trí số 1: Cầu thủ này đứng ở góc dưới bên phải và là người phát bóng.
  • Vị trí số 2: Cầu thủ này đứng ở bên phải hàng trên 
  • Vị trí số 3: Cầu thủ này đứng ở giữa hàng trên cùng 
  • Vị trí số 4: Cầu thủ này đứng ở bên trái hàng trên 
  • Vị trí số 5: Cầu thủ này đứng ở bên trái hàng dưới 
  • Vị trí số 6: Cầu thủ này đứng ở giữa hàng dưới

Vai trò cụ thể của các vị trí trên sân bóng chuyền tiêu chuẩn

Để chơi được bộ môn này, bạn cần có sự am hiểu nhất định về vai trò của các vị trí trên sân bóng chuyền. Từ đó giúp bạn có thể thi đấu tốt nhất, phát huy được kỹ năng của bản thân. Cùng thethaotuoitre tìm hiểu thông tin chi tiết qua nội dung sau đây:

Vai trò quan trọng của vị trí chuyền 2 trên sân bóng

Chuyền 2 là vị trí có nhiệm vụ điều phối các đợt tấn công của toàn đội trong thời gian thi đấu. Vận động viên chuyền 2 là người chạm bóng lần thứ 2 và đảm nhận nhiệm vụ chính là đưa bóng đến đúng vị trí của người đập, từ đó tổ chức ghi bàn.

Những cầu thủ được giao giữ vị trí này đòi hỏi phải có mối quan hệ tốt với người đập. Không chỉ vậy, cầu thủ chơi ở vị trí này còn phải đảm bảo bố trí giữ nhịp cho toàn đội và chọn người đập trong số các vị trí trên sân bóng chuyền phù hợp với đường tấn công để chuyền bóng đến vị trí thuận lợi nhất. 

Những đức tính quan trọng cần có của một cầu thủ chuyền 2 là nhanh nhẹn, có chiến thuật đúng đắn và sức khỏe bền bỉ để có thể di chuyển quanh sân.

Các vị trí trên sân bóng chuyền quan trọng – Libero

Libero hay còn được gọi với tên khác là chuyên gia phòng ngự và thường mặc áo có màu khác với các vị trí trên sân bóng chuyền. Những vận động viên giữ vị trí này có vai trò cứu bóng trong trường hợp suýt thua. Bên cạnh việc phải đỡ bóng lần thứ nhất, họ cũng đảm nhận luôn nhiệm vụ giao bóng.

Do đó huấn luyện viên lựa chọn cầu thủ Libero là những người có khả năng quan sát, nắm bắt tình hình tốt. Khi đảm nhận vai trò này, cầu thủ Libero có thể thay thế cho bất kỳ ai khác trên sân bóng chuyền trong suốt trận đấu.

Tuy nhiên, theo quy định của luật thi đấu, góp phần tạo ra một trận đối đầu kịch tính thì mỗi trận đấu, cầu thủ Libero chỉ được thay thế một vị trí duy nhất trong đội.

Vị trí tay chắn giữa (Middle Blockers)

Những vận động viên được giao đảm nhận vai trò này có thể thực hiện những đòn đánh rất bất ngờ khi ở gần chuyền 2. Ngoài ra, cầu thủ Middle Blockers còn có nhiệm vụ phòng thủ ở mức vừa phải. Họ có thể góp phần vào việc chặn các đợt tấn công của đối thủ, từ đó tạo hàng rào kép ở biên.

Tùy theo chiến thuật của huấn luyện viên mà số lượng vị trí tay chắn giữa sẽ khác nhau. Thông thường một đội bóng chuyền sẽ có khoảng 2 cầu thủ MB trên sân thi đấu.

Các vị trí trên sân bóng chuyền: Outside Hitters – Tay đập ngoài

Tay đập ngoài (Outside Hitters) hay còn được gọi với cái tên khác phổ biến hơn là vận động viên chủ công. Đây là một trong các vị trí trên sân bóng chuyền quan trọng nhất đối với mỗi đội và góp phần vào thành công của một đội.

Người đảm nhiệm vị trí này thường sẽ là người đập bóng chính trong thời gian đội thi đấu. Ngoài ra, họ nhận gần như toàn bộ bóng từ cầu thủ chuyền 2.

Giải đáp thắc mắc: Đối chuyền là gì trong thi đấu bóng chuyền?

Ngoài các vị trí trong sân bóng chuyền được chúng tôi chia sẻ ở nội dung trên còn có 1 vị trí quan trọng khác đó là Đối chuyền (Opposite Hitters). Như đã chia sẻ ngay từ đầu, đối chuyền là một vị trí quan trọng và được đánh giá là không thể thiếu trong sơ đồ chiến thuật của HLV.

Hiểu một cách đơn giản thì cầu thủ đối chuyền sẽ đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ khu vực dưới lưới. Vai trò quan trọng nhất của vận động viên đối chuyền là tạo ra hàng chắn tốt nhất cho đội bóng. Từ đó giúp đội của mình có thể chặn những cú đập từ cầu thủ Outside Hitter của đối thủ. 

Đối chuyền cũng có vai trò là chuyền 2 phụ trong đội bóng, đó những người được huấn luyện viên lựa chọn đảm nhận vị trí này đòi hỏi có kỹ năng tấn công tốt nhất trong đội. 

Những quy định liên quan đến đổi cầu trong bóng chuyền

Sau khi tìm hiểu chi tiết về các vị trí trên sân bóng chuyền, cùng Sanbongda tìm hiểu về quy tắc đổi cầu. Đổi cầu trong bóng chuyền được sử dụng để chỉ việc thay đổi vị trí của các VĐV trên sân trong thời gian thi đấu theo chiều kim đồng hồ. Việc đổi cầu sẽ giúp các VĐV có thể tiếp xúc bóng tại vị trí chuyền 2, giúp đội hình cân hình và hạn chế tiêu hao sức lực của 6 người. 

Trong quá trình thi đấu, 6 cầu thủ sẽ tiến hành đứng thành hình tròn. Vận động viên đứng ở góc dưới bên phải được chỉ định số 1 sẽ là người phát bóng. 3 vận động viên đứng dọc lưới sẽ là VĐV hàng trước. Hàng trước bên trái sẽ đứng ở vị trí 4, hàng giữa trước sẽ ở vị trí 3 và cầu thủ số 2 sẽ ở hàng trước bên phải. Ba người chạy hàng sau sẽ lần lượt là hàng sau bên trái vị trí số 5, hàng giữa là số 6 và hàng sau bên phải sẽ là cầu thủ số 1.

Sự thay đổi các vị trí trên sân bóng chuyền theo chiến thuật HLV

Dưới đây là một số chiến thuật khi chơi bóng chuyền phổ biến nhất và tương ứng với từng chiến thuật thì sẽ có sự sắp xếp các vị trí khác nhau.

  • Đội hình 4 – 2: Đội hình này sẽ bao gồm đến 4 tay đập và 2 người chuyền 2. Chuyền 2 thường tập trung chuyền bóng ở giữa hoặc phía bên phải của hàng trên. Đội hình này cũng có 2 tay đập được sắp xếp ở cùng một vị trí.
  • Đội hình 6 – 2: Đội hình này thực chất chính là đội hình 4-2 nhưng có sự thay đổi vị trí của cầu thủ chuyền 2 ở hàng sau sẽ là người chạm bóng lần 2. Với đội hình này, VĐV thường từ hàng sau chạy lên phía trước để chuyền 2 và 3 vận động viên đứng ở hàng trước đều ở vị trí sẵn sàng tấn công.
  • Đội hình 5 – 1: Điểm mạnh lớn nhất của đội hình này là vị trí chuyền 2 luôn có 3 tay đập để chuyền bóng. Đây là đội hình được sử dụng nhiều nhất khi thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp.

Lời kết

Trên sân bóng chuyền, có nhiều vị trí khác nhau và mỗi người sẽ đảm nhận những vai trò riêng, đặc biệt. Các vị trí trên sân bóng chuyền cũng có nhiệm vụ tương tự như bóng đá, từ phòng ngự đến tấn công, từ đặt bóng đến chuyền bóng,… Do đó họ phải nắm được vai trò của mình, từ đó làm việc tốt trên sân. Truy cập vào website thethaotuoitre để tìm hiểu thêm nhiều tin tức thú vị khác!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *